Những trường hợp trốn tránh cách ly phòng ngừa dịch Covid-19: Cần xử lý nghiêm khắc

Thứ tư - 18/03/2020 23:32
Nhiễm Covid-19 xếp vào loại bệnh “viêm đường hô hấp cấp nặng” nên được phân loại vào nhóm A theo quy định tại Điều 3, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, luật cho phép các cơ quan chức năng áp dụng hoạt động giám sát bệnh và cách ly y tế.
Quyết định số 689/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp không tuân thủ nghiêm cách ly tại nơi cư trú đối với trường hợp tiếp xúc với người xác định mắc Covid-19 và nghi ngờ mắc Covid-19.
Quyết định số 689/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp không tuân thủ nghiêm cách ly tại nơi cư trú đối với trường hợp tiếp xúc với người xác định mắc Covid-19 và nghi ngờ mắc Covid-19.
Nhằm giảm thiểu một cách tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19, việc áp dụng các biện pháp cách ly vì nghi nhiễm hoặc đi qua vùng dịch Covid-19 dựa vào sự đánh giá của cơ quan y tế là hết sức cần thiết. Những trường hợp tiếp xúc với người bị dương tính với Covid-19 thuộc diện cách ly bắt buộc, nhưng trên thực tế một số trường hợp đã tìm cách trốn tránh, khai báo gian dối, né tránh việc cách ly. Điều này gây ra hậu quả hết sức khôn lường, kéo theo hàng loạt hệ lụy, nghiêm trọng hơn là nguy cơ lây lan dịch bệnh với tốc độ nhanh chóng.
  Một số trường hợp tìm cách né tránh việc cách ly hết sức nực cười xảy ra trong thời gian vừa qua, gây phẫn nộ, bức xúc trong dư luận xã hội như trường hợp cô gái N.T.T (28 tuổi ở, ở phường Tân Đông Hiệp, Dĩ Anh, Bình Dương) livestream khoe khoang “trốn cách ly” trên mạng xã hội; bệnh nhân N.T.H.N (27 tuổi, trú ở phường Trúc Bạch, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khai báo rõ hành trình đi qua các nước đang xảy ra dịch bệnh và tình trạng sức khỏe làm lây nhiễm 13 người trên chuyến bay số hiệu VN0054 của Hãng hàng không Việt Nam Airline, buộc phải cách ly cả tuyến phố Trúc Bạch; hay trường hợp ông L.T.H, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần điện gió H.T đang triển khai một sự án điện gió ở Hướng Hóa, Quảng Trị tìm cách đánh tráo cho nhân viên đi cách ly hộ…
 Điều này cho thấy, nhận thức và ý thức bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng của những người này hời hợt, quá kém, nếu không nói là mất nhân tính. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, các cơ quan chức năng buộc phải áp dụng các chế tài bắt buộc nhằm bảo đảm việc theo dõi, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo đúng quy trình quy định của Bộ Y tế.
 Ở Quảng Bình, sau khi phát hiện, bà Đ.T.P.N (SN1989, quê xã Mai Hóa, Tuyên Hóa), nhân viên làm việc tại sân golf Ba Na Hill, TP. Đà Nẵng trong ngày 4-3-2020, có tiếp xúc gần với 2 khách du lịch người Anh được xác định dương tính với Covid-19 vào ngày 8-3-2020 (bệnh nhân số 22 và số 23), Trung tâm Y tế Tuyên Hóa đưa vào diện cách ly tại nhà gồm bà N, được xác định là F1. Hai người còn lại được xác định F2 là ông N.V.T (SN 1982, chồng chưa cưới của bà N) và bà N.T.L (SN 1960, mẹ ruột của N). Tuy nhiên, cả 3 trường hợp này không chấp hành nghiêm quy trình cách ly tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan y tế
 
aaa
Danh sách 3 người phải áp dụng biệnpháp cách ly y tế tập trung theo quyết định của UBND tỉnh.

Chính vì vậy, ngày 10-3-2020, UBND tỉnh ra Quyết định số 689/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp trên với lý do “Không tuân thủ nghiêm cách ly tại nơi cư trú đối với trường hợp tiếp xúc với người xác định mắc Covid-19 và nghi ngờ mắc Covid-19”, thời gian cách ly là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối, địa điểm cách ly là tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 996, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (TDP Dũng Cảm, thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch).
 Theo quy định tại khoản 2, điều 10, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì các trường hợp né tránh cách ly, làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, ảnh hưởng đến người dân thì mức phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục là cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định.
 Trong khi đó, từ khi bắt đầu xảy ra dịch bệnh Covid-19 đến nay, cả nước đã xử phạt trên 350 người đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 23-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Đối với hành vi đăng tải thông tin sai sự thật gây hoang mang, bất an cho xã hội thì việc bị xử lý là hoàn toàn xác đáng. Còn đối với hành vi trốn tránh, hay không tuân thủ nghiêm túc quy trình cách ly là hành vi rất đáng lên án, không những gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân mà khiến cho dịch bệnh có nguy cơ lây lan.
 Hành vi này cần phải bị xử lý một cách nghiêm minh, cương quyết, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy pháp luật mới được thực thi một cách nghiêm túc và điều quan trọng hơn, là nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
 Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang bước vào giai đoạn diễn biến hết sức phức tạp, quyết liệt, các nguồn lực bảo đảm như đội ngũ y, bác sỹ, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Việt Nam nói chung, tỉnh ta nói riêng còn thiếu thốn, sẽ gặp rất nhiềut khó khăn trong tình huống dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và quy mô lớn. Vì vậy, nhất thiết phải làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ nghiêm túc quy trình cách ly, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Tác giả bài viết: Phan Linh

Nguồn tin: Báo Quảng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay6,575
  • Tháng hiện tại817,301
  • Tổng lượt truy cập33,455,876
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây