Thông báo: Về việc thông báo phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ năm - 27/05/2021 19:18
Trong thời gian qua, Công an thị xã Ba Đồn đã triển khai quyết liệt các biện pháp tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, góp phần kiềm chế, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Qua công tác tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, công tác xác minh, điều tra, đánh giá tình hình, hoạt động của các loại tội phạm trong thời gian gần đây, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn đã ra nhiều thông báo về phương thức thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng một số quân chúng nhân dân, công nhân, viên chức trên địa bàn vẫn thiếu sót, Sở hở, mất cảnh giác trong công tác phòng ngừa tội phạm. Để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn thông báo đến các xã, phường, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, trường học một số phương thức, thủ đoạn mới của tội | phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau:
1. Thủ đoạn lừa đảo thông qua mua bán, chuyển nhượng sinh vật cảnh (Chim cảnh, cây cảnh, cá cảnh...)
Gần đây, nổi lên tình trạng mua bán, chuyển nhượng cây lan đột biến với nhiều giao dịch, chuyển nhượng diễn ra công khai, với số tiền hàng trăm tỷ đồng, được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, gây chú ý của dư luận, truyền thông và kéo theo rất nhiều người vào vòng xoáy trồng, đầu tư, mua bán lan đột biến. Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn tinh vi như: Tách lan đột biến thật gắn vào gốc lan thường bằng keo và chiếm đoạt tài sản của người mua; Dùng cây lan thường lừa người đầu tư với giá của cây lan đột biến; Quảng cáo có vườn lan đột biến, nhận tiền của người mua rồi chiếm đoạt tài sản,... Không những vậy, các hoạt động mua bán, giao dịch lan đột biến diễn ra tự phát, không có kiểm soát từ cơ quan chức năng, có nguy cơ biến tướng thành hoạt động đa cấp hoặc rửa tiền. Do không có đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về chất lượng lao đột biến nên dễ phát sinh lừa đảo, tranh chấp sau giao dịch. .
2. Thủ đoạn lừa đảo thông qua giao dịch, chuyển nhượng kim khí, đá quý, xương động vật quý (Kim cương, vàng bạc, đá thiên thạch, sừng tê giác, ngà voi, cao hổ, xương hổ...)
Các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân, dàn cảnh để tạo lòng tin sau đó lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc, chi phí phát sinh để chiếm đoạt. Nhi vụ với số tiền rất lớn (lừa đảo mua, bán thiên thạch với giá 45 triệu USD tại Trà Vinh; Vụ lừa đảo mua, bán thiên thạch với giá 900.000.000 đồng tại Lâm Đồng,....) hoặc thủ đoạn trao đổi kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên để chiếm đoạt tài sản.
3. Thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
Lợi dụng nhu cầu của người dân trong việc kinh doanh, đầu tư được hưởng lợi nhuận cao, hưởng hoa hồng, các đối tượng dùng thủ đoạn xây dựng website tạo thành các sàn giao dịch tài chính, sàn thương mại điện tử, chứng khoán quốc tế (như Bigbuy24h, Binomo, coolcat, forex, bitcoin...) kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp có hưởng hoa hồng giới thiệu, hưởng lợi trên số tiền đầu tư dựa trên chính sách khuyến mãi, chiết khấu... Người đầu tư đóng tiền vào hệ thống bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền ảo trong từng hệ thống. Khi người tham gia đạt một số lượng nhất định, chúng sẽ cho “sập sàn” hoặc cho máy chạy tự động giao dịch để chiếm đoạt số tiền nộp vào hệ thống của người chơi. Điển hình: Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn sử dụng công nghệ cao lập sàn giao dịch tiền ảo trên trang web tradenew.io với tổng số tiền giao dịch trên 1.000 tỷ đồng để chiếm đoạt tiền của người đầu tư; Triệt phá nhóm đối tượng lập sàn thương mại điện tử Bigbuy24h.com để chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1982, trú tại Long Biên, Hà Nội cầm đầu với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 517 tỷ đồng...
Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện hoạt động của webshopping.cc, shop555.cc (ứng dụng Shopping Mall) có dấu hiệu tổ chức huy động vốn, phát triển mạng lưới người tham gia, trả thưởng theo mô hình đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin giới thiệu, webshopping.cc và shop555.cc là website cho nhà đầu tư làm nhiệm vụ “tranh” và đơn hàng “ảo” của các hàng thương mại điện tử nhu Shopee, Lazada, Tiki... và nhận hoa hồng dựa trên gói đầu tư tham gia. Các đối tượng giới thiệu: Hiện nay, các shop bán hàng trên các thương mại điện tử luôn có nhu cầu tìm kiếm đối tác để mua đơn hàng “ảo” các sản phẩm của shop, nhằm tăng tỷ lệ bán hàng “ảo” cho sản phẩm để thu hút khách mua hàng. Khi tham gia vào website này, nhà đầu tư phải đăng ký tài khoản và bắt buộc phải nhập mã của người giới thiệu, sau khi thành công nhà đầu tư cập nhật thông tin cá nhân, tài khoản để nhận tiền. Nhà đầu tư phải nộp tiền đầu tư tối thiểu là 300.000 đồng và bắt đầu làm nhiệm vụ “tranh” các đơn hàng ảo. Mỗi ngày, nhà đầu tư được tranh 60 đơn hàng, mỗi đơn hàng sẽ nhận được hoa hồng 0,3% trên gói đầu tư tham gia, tổng cộng 5%/ngày (150%/tháng). Ví dụ: Nếu nhà đầu tư nộp 100.000.000 đồng để tham gia tranh đơn, sau khi tranh 60 đơn hàng sẽ nhận về được 4 đến 5 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn nhận được hoa hồng khi giới thiệu nhà đầu tư mới tham gia nộp tiền và tranh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử. Nhà đầu tư F0 sẽ được hưởng hoa hồng 16% trên tổng số giá trị đơn hàng F1 nhận được, tương tự F1 nhận được 8% hoa hồng của F2, F2 nhận được 4% hoa hồng của F3 trong ngày.
Hiện nay, hoạt động của webshopping.cc và shop555.cc có nhiều diễn biến ác tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia vào hệ ống của các website trên và các mô hình tương tự. Điển hình: Vào tháng 10/2020 Hệ thống website tailoc888 cho nhà đầu tư tham gia “giật” đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử lớn đã bị sập khiến nhiều nhà đầu tư bị mất số tiền đã đầu tư).
4. Thủ đoạn lừa đảo thông qua môi giới, đầu tư, mua bán bất động sản
Các đối tượng tạo ra các đợt sốt bất động sản ảo, thu hút người đầu tư, sau đó sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc; Một lô đất bán cho nhiều người; Làm giả, đánh tráo Sổ đỏ; Mạo danh chính quyền, chủ đầu tư uy tín để lập các dự án “ma” lừa bán; Gia danh ngân hàng thanh lý nhà đất để chiếm đoạt tài sản...
Thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng: Trên địa bàn thời gian qua, nổi lên là tội phạm sử dụng mạng viễn thông, mạng internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook...) để kết bạn, thông báo gửi quà sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế yêu cầu nộp tiên để nhận quà; Lập tài khoản mạng xã hội hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (hack) của người khác rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền; Lập trang web đăng tải nội dung sai sự thật hoặc tạo tài khoản mạng xã hội rao bán các mặt hàng, sau đó lừa bị hại chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt; Gia danh nhân viên cơ quan, nhà nước, công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại hoặc lập trang web giả mạo để khai thác thông tin cá nhân của bị hại, yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng, cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng, dọa liên quan đến vụ án và yêu cầu chuyển tiền để kiểm tra nhằm chiếm đoạt. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử; Gia danh người có chức vụ, quyền hạn, mối quan hệ để lừa xin việc làm, du học, xin dự án, quy hoạch... để nhận tiền rồi chiếm đoạt; Lừa đảo thông qua hoạt động môi giới, mua bán bất động sản...
Điển hình: Ngày 06/5/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã Khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Tiến Sỹ, SN 1990, trú tại thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nguyên cán bộ văn phòng đất đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Bình đã có hành vi gian dối, đưa thông tin sai sự thật về việc làm được thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, làm giả Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chiếm đoạt của ông Nguyễn Duy Dũng tổng số tiền 4.105.000.000 đồng và 17.000 USD.
Dự báo trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ tiếp tục gia tăng. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trên, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn đề nghị Chủ tịch UBND các xã, phường; Trưởng Công an các xã, phường; Ban giám hiệu các trường THCS và THPT thuộc thị xã Ba Đồn thông báo tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình thị xã, hệ thống loa phát thanh của địa phương, trường học đến quần chúng nhân dân, học sinh nắm được phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới để tăng cường công tác bảo vệ, nâng cao ý thức cảnh giác. Cán bộ và nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân tố giác tội phạm. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng phạm tội thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gọi điện thoại về Trực ban Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn số: 0232.3.513.388 hoặc số điện thoại của Cảnh sát 113: 0222.3.513.113 để kịp thời điều tra, bắt giữ, xử lý.
Nhận được thông báo này đề nghị Lãnh đạo UBND, Công an các xã, - phường, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn mình quản lý.
Nguồn tin: Công an thị xã Ba Đồn