Tỏa sáng tinh thần chiến thắng 30/4

Thứ sáu - 29/04/2022 04:25
Thưa quý vị và các bạn! Cách đây 47 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam- kỷ nguyên độc lập, hòa bình và phát triển. Với những người cựu chiến binh (CCB) đã từng sống, chiến đấu trong những năm tháng hào hùng của dân tộc thì những ký ức, giá trị của chiến thắng 30/4 vẫn còn vẹn nguyên. Nhìn lại quá khứ, soi vào hiện tại, tinh thần chiến thắng ấy vẫn đang tỏa sáng, dẫn lối cho các thế hệ CCB thị xã Ba Đồn tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước. Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2022), phóng viên Đài  TT-TH thị xã đã có buổi tọa đàm với các cựu chiến binh thị xã về tỏa sáng tinh thần chiến thắng 30/4.
Phóng viên Đài TT-TH Ba Đồn trao đổi với các cựu chiến binh thị xã Ba Đồn.
Phóng viên Đài TT-TH Ba Đồn trao đổi với các cựu chiến binh thị xã Ba Đồn.
    PV: Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, chúng ta được gặp gỡ các cựu chiến binh, ông Cao Ngọc Xá-Chủ tịch Hội CCB thị xã Ba Đồn; ông Nguyễn Thế Bần-Cựu chiến binh phường Ba Đồn và ông Nguyễn Văn Hùng-CCB xã Quảng Lộc. Vâng, xin chào và cảm ơn cựu chiến binh đã tham gia buổi tọa đàm ngày hôm nay.
   PV: Trước hết, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với CCB Nguyễn Thế Bần, ông là một trong những CCB của thị xã đã từng tham gia chiến dịch đại thắng mùa xuân 1975. Thưa ông Bần, được biết ông là một trong những người vinh dự được tham gia chiến dịch mùa xuân 1975, vậy xin ông cho biết kỷ niệm nào đáng nhớ nhất đối với ông khi tham gia chiến dịch mùa xuân 1975?
    CCB Nguyễn Thế Bần: Bản thân tôi được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh tại đơn vị, trước lúc vào nam nhận được mệnh lệnh đi lâu, đi sâu, đi xa đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn, đi vào nam đến Long Khánh sư đoàn chúng tôi gồm có 3 mũi, mũi của tiểu đoàn chúng tôi là ở trung đoàn 266 giao nhiệm vụ ở thị xã Long khánh, còn sư đoàn 273 ở phía tây đánh dần phía bắc của thị xã Sơn Lộc, còn 270 ở phía đông đánh lên ở Bắc Hà, đơn vị của chúng tôi trực tiếp mở cửa ngõ của thị xã Sơn Lộc, khi quá trình hai bên đánh nhau quân địch cũng nhiều vũ kh. Chúng tôi được giao nhiệm vụ đánh 3 mũi tiến công và đánh vào thị xã Sơn Lộc và chiếm được khu tỉnh trưởng, khu cảnh sát ngụy, vùng cố vấn của ngụy ở thị xã Sơn Lộc và khi được giải phóng tiếp tục chiến đấu ở Hố Nai, Biên Hoà. Từ một đơn vị đánh từ phía bắc của 273 đánh vào phía bắc Biên hòa chúng tôi đánh ở dọc đường Quốc Lộ của Hố Nai vào thành phố Biên Hòa khi vào đến đánh nhau ở Trảng Bom và Biên Hòa, các chiến sĩ khi được lệnh chỉ đạo cuả Bộ quốc phòng trong thời gian chiến dịch thần tốc, thần tốc và táo bạo hơn nữa, anh em chiến sĩ xông pha trận mạc tiếp tục chiến đấu một cách anh hùng, và cũng giải phóng được Hố Nai Biên Hòa, đến 9h30 vẫn tiếp tục chiến đấu ở Cảng Sài Gòn, nhưng khi quyết tâm cao là quyết chiến quyết thắng dù có hy sinh nhưng quyết tâm chiến đấu giải phóng miền nam, đó là chỉ đạo của cấp trên mặt trận, khi vào đến Sài Gòn thì đơn vị bạn cắm cờ trên Dinh Độc lập, sau đó đơn vị làm công tác quân quản của Sài Gòn Gia Định. Đến năm 1977 tôi tham gia biên giới Tây nam của Tổ Quốc. Được tham gia chiến dịch mùa xuân năm 1975 là niềm vinh dự, tự hào của tôi, thật sự xúc động khi được chứng kiến đất nước hòa bình, nhưng cũng đau xót cho những đồng đội của mình đã mãi mãi hi sinh để giải phóng đất nước. Sau khi giải phóng trở về quê hương, tôi luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối và pháp luật cuả Nhà Nước và quy ước của địa phương, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là người cựu chiến binh trở về để hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng ngẫm nghĩ nhớ lại những đồng chí, đồng đội đã hi sinh nằm lại chiến trường mới có ngày hôm nay đất nước hòa bình thống nhất.

      PV: Vâng, rất cảm ơn ông Nguyễn Thế Bần đã chia sẻ kỷ niệm của mình khi trực tiếp tham gia chiến dịch mùa xuân năm 1975. Kính chúc ông ngày càng sức khỏe và nhiều đóng góp hơn nữa để xây dựng quê hương Ba Đồn ngày càng giàu đẹp.

      PV: Và bây giờ chúng ta sẽ cùng gặp gỡ CCB Nguyễn Văn Hùng-xã Quảng Lộc. Xin chào ông Nguyễn Văn Hùng, được biết, ông là một trong những CCB của thị xã Ba Đồn đã vượt qua đói nghèo, bằng nghị lực của người lính bộ đội cụ Hồ đã vươn lên làm kinh tế giỏi, hiện cơ ngơi do ông làm chủ được rất nhiều người biết đến. Vậy xin ông cho biết nghị lực nào để ông có thể vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới, trở thành một CCB làm kinh tế giỏi?
    CCB Nguyễn Văn Hùng: Tôi là cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng, xã Quảng Lộc được tham gia nhập ngũ tháng 3 năm 1989 và rời quân ngũ tháng 4 năm 1991 trở về địa phương chúng tôi có suy nghĩ làm thế nào để phát triển kinh tế ngay trên mãnh đất mà mình sinh ra  và lớn lên. Đầu tiên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì gia đình mới thành lập với hai bàn tay trắng, chúng tôi có suy nghĩ phát triển kinh tế chỗ nào thuận canh thuận cư khi đó mới làm được, tôi đã mạnh dạn thuê vùng lò gạch, lò ngói xã Quảng Lộc và quyết định làm ăn với nghề truyền thống. Tôi đã mở xưởng mộc, lúc đầu còn làm thủ công với tay nghề truyền thống, chúng tôi kêu gọi một số anh chị em cùng đi lính về ra cùng làm, ban đầu rất vất vã vừa vốn liêng không có, công nghệ chưa có nhưng mà dần dần rồi có điện có đầy đủ nên chúng tôi đã mua máy mọc và đặc biệt là chúng tôi đã mua máy chạm vi tính gồm có 3 máy và các loại máy công nghệ cao để sản xuất cho ngành mộc của mình. Xưởng của tôi còn cho một số cựu chiến binh và con em của cựu chiến binh đến sản xuất trong xưởng. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn thấy thị trường gạch không nung phát triển, dần dần gạch nung sẽ không có đất để làm, trong khi đó gạch không nung lại phát triển cho nên chúng tôi đã ra Quỳnh Lưu, Nghệ An để học hỏi và mua máy ở ngoài đó về tạo công ăn việc làm cho một số chị em phụ nữ lớn tuổi không có việc làm. Hiện xưởng của tôi đã giải quyết việc làm cho các con em cựu chiến binh trong xã Quảng Lộc.
    PV:  Vâng, vậy thì trong quá trình làm ăn phát triển kinh tế, những lúc gặp khó khăn tưởng chừng như sụp đổ thì ông đã làm gì để duy trì hiệu quả mô hình kinh tế của mình và ông có dự định hay là mong muốn gì trong tương lai?
    CCB Nguyễn Văn Hùng:  Trong quá trình làm ăn trên mãnh đất Quảng Lộc còn nhiều gian khó, nhưng vơi nghị lực của người cựu chiến binh được quân đội rèn luyện sắc bén ý chí nghị lực cho nên tôi quyết tâm làm thế nào thì làm vẫn làm kinh tế ngay trên mãnh đất của mình và từ đó tôi có nghị lực để phát triển cơ sở của mình. Đồng thời cũng nhờ các cấp Chính quyền tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn, đến bây giời tôi đã tạo việc làm cho 15 lao động bình quân, còn thời vụ có lúc lên đến hàng chục người, 15 người là cựu chiến binh, con em cựu chiến bình, chúng tôi trả lương theo sản phẩm nhưng với thu nhập của họ bình quân từ 8 triệu đồng/người, người có tay nghề cao lên đến 12 triệu đồng. Tổng thu nhập của gia đình chúng tôi mỗi năm doanh thu 3 tỷ đến 4 tỷ đồng, ngoài trả lương cho công nhân rồi hỗ trợ cho các chương trình xóa đói giảm nghèo chúng tôi cũng thu nhập được từ 300 đến 350 triệu đồng. Với quyết tâm không dừng lại ở đó, tôi cũng muốn tạo điều kiện cho con em của địa phương cũng như con em chưa có việc làm đươc tham gia sản xuất tại xưởng. Vì vậy, tôi cũng mong muốn Chính quyền địa phương cũng như các cấp Cựu chiến binh hỗ trợ cho tôi về vốn vay, bởi vì vốn càng nhiều mình mở xưởng càng lớn hơn, đó là mong muốn của tôi trong thời gian sắp tới.
    PV: Vâng cảm ơn CCB Nguyễn Văn Hùng đã tham gia buổi tọa đàm hôm nay, chúc ông luôn luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục có những cống hiến quan trọng cho thị xã trong thời gian tới.
    PV: Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, chúng ta cũng được gặp gỡ và trò chuyện với ông Cao Ngọc Xá-Chủ tịch Hội CCB thị xã Ba Đồn. Thưa ông Cao Ngọc Xá, với cương vị là một chủ tịch Hội, vậy thì xin ông đánh giá về hoạt động của hội viên cựu chiến binh thị xã trong thời bình?
     CCB Cao Ngọc Xá: Từng chứng kiến cảnh đau thương, lửa đạn, sự gian khổ, hy sinh của đồng đội mới thấy hết ý nghĩa của chiến thắng 30/4; cảm nhận giá trị của những năm tháng hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ. Trở về đời thường, những người lính CCB trên địa bàn thị xã Ba Đồn đã và đang tiếp tục phát huy giá trị tinh thần của đại thắng mùa xuân năm 1975, viết tiếp những trang sử hào hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ năm xưa. 
    Với gần 6.000 hội viên CCB, trong những năm qua, cán bộ, hội viên CCB thị xã đã tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN và nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi; tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực, có hiệu quả vào các phong trào, các cuộc vận động của đất nước, của địa phương… Đặc biệt, thời gian qua, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cán bộ, hội viên CCB thị xã đã đoàn kết, đồng lòng, chung sức tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Phát huy tinh thần gương mẫu của cán bộ, hội viên CCB trong thực hiện và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Với quan điểm "chống dịch như chống giặc", cán bộ, hội viên CCB đã phát huy bản chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tự giác nhắn tin, đóng góp ủng hộ phòng, chống dịch của thị xã. Những kết quả và thành tích của Hội đã góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn thị xã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
    PV: Vâng xin được cảm ơn ông Cao Ngọc Xá-Chủ tịch Hội CCB thị xã Ba Đồn đã có những chia sẻ rất thiết thực. Cảm ơn ông đã tham gia buổi tọa đàm cùng chúng tôi ngày hôm nay.

     PV! Tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, những CCB thị xã hôm nay vẫn vững vàng niềm tin và ra sức phấn đấu, cống hiến để góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nươc 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, xin được kính chúc các thế hệ CCB luôn luôn sức khỏe, tiếp tục là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo và luôn luôn giữ vững và phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ.

                                                                                             Thực hiện: Lệ Hằng+Hải Long


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch phát thanh hàng ngày

- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7): + Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã. + Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình; + Từ 6h00 phút đến...

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay16,940
  • Tháng hiện tại765,979
  • Tổng lượt truy cập36,886,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây