Thị xã Ba Đồn chủ động các phương án bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng

Thứ sáu - 10/06/2022 14:20
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn; để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do cháy rừng gây ra, thị xã Ba Đồn đã triển khai nhiều phương án...
Thị xã Ba Đồn chủ động các phương án bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng
Nhằm tăng cường phòng chống cháy rừng, đặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài, thị xã Ba Đồn đang tích cực tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm giảm nguy cơ xảy ra cháy; đồng thời, triển khai có hiệu quả phương án chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
Theo số liệu thống kê, thị xã Ba Đồn hiện có 6.483,99 ha đất lâm nghiệp (trong đó: diện tích đất rừng phòng hộ là 1.256,77 ha; diện tích đất rừng sản xuất là 5.227,22 ha); chủ yếu là rừng tràm, phi lao, thông, rừng tự nhiên; rừng có độ dày thực bì tương đối lớn nên dễ xảy ra cháy và có nguy cơ cháy lan nhanh, rộng.
Để giảm thiểu các vụ cháy rừng xảy ra, bước vào mùa nắng nóng năm nay, ngoài hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng bền vững, cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành chức năng ở thị xã đã xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Hạt kiểm lâm thị xã Ba Đồn đã phối hợp với các ngành chức năng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, phối hợp với UBND các xã, phường phát các bản tin tuyên truyền về PCCCR trên các hệ thống loa truyền thanh; tổ chức lực lượng trực PCCCR trong những ngày nắng nóng cao điểm; chủ động lực lượng, phương tiện, hậu cần, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
Đồng thời xây dựng các khẩu hiệu, pa nô, áp pích, viết vẽ các biển báo để nhắc nhở nhân dân chấp hành nghiêm Luật bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Đối với các xã có rừng tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, giao đất, giao rừng và ký cam kết đến từng hộ gia đình, các nhà trường, thôn xóm, hộ dân sống ở gần rừng về công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, Hạt Kiểm lâm thị xã còn tổ chức tham mưu UBND thị xã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức tổng rà soát toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, phá rừng từ các năm trước theo Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 19/2/2019 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng, quản lý đất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người dân, các đơn vị chủ rừng thực hiện vệ sinh rừng và xử lý thực bì. Tăng cường tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phát, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp, chú trọng các địa bàn xã Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Tiên, Quảng Trung, vùng rừng giáp ranh 2 huyện Tuyên Hóa, BốTrạch; tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng đối với các chủ rừng. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định.
Bên cạnh đó, xử lý dứt điểm, kịp thời và nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm về Luật bảo vệ và phát triển rừng, đốt rừng làm nương rẫy nhằm giáo dục, răn đe những đối tượng vi phạm gây ra các vụ cháy rừng.
Những biện pháp đã và đang được triển khai sẽ góp phần ngăn chặn có hiệu quả các nguyên nhân gây cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các xã  triển khai các biện pháp PCCCR; chú trọng tới việc rà soát những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo cơ sở và các chủ rừng trên địa bàn; đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tạo thêm công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, từ đó người dân có trách nhiệm bảo vệ rừng, PCCCR tốt hơn. Hiện nay, đang là giai đoạn cao điểm của mùa nắng nóng, do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, PCCR, nhất là những người dân sống ở khu vực ven rừng, phát huy hiệu quả năng lực “4 tại chỗ”, xử lý phải kịp thời, dứt điểm, hiệu quả cao.
 

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay6,573
  • Tháng hiện tại45,618
  • Tổng lượt truy cập34,475,145
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây