Hội LHPN thị xã Ba Đồn: Triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Thứ sáu - 01/04/2022 02:56
Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, BTV Hội LHPN thị xã Ba Đồn đã xây dựng kế hoạch và phát động chương trình tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ và các tập thể.
Hội LHPN thị xã Ba Đồn: Triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
Việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn nhằm giúp cho Hội LHPN các cấp, đơn vị, các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia hiểu rõ nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động cụ thể hiệu quả Chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Trong đó, chú trọng công tác vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Việt Nam triển khai, nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại gia đình; quan tâm chăm sóc trẻ hàng ngày về sức khỏe, tâm lý, tình cảm, cam kết lâu dài với tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
 Các cấp Hội làm tốt vai trò vận động, điều phối, kết nối “Mẹ” nhận đỡ đầu các “Con” mồ côi; kết nối, giữ thông tin liên lạc giữa mẹ và các con trong quá trình đỡ đầu; giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi và chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ, tránh trùng lắp, bỏ sót.
Theo nội dung hướng dẫn, Mẹ đỡ đầu: Là cá nhân, cán bộ, hội viên, phụ nữ hoặc tập thể, đơn vị, tổ chức (trong và ngoài nước) nhận chăm sóc, đỡ đầu một hoặc nhiều trẻ. Con: Là trẻ mồ côi do dịch Covid-19 và mồ côi do các nguyên nhân khác (mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn).
Chương trình được thực hiện theo 2 lộ trình, giai đoạn 2021-2027, tập trung hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ em mồ côi, đặc biệt là trẻ mô côi do tác động của dịch Covid-19 (mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ…) Căn cứ điều kiện, tình hình thực tế địa phương, các cấp Hội mở rộng đối tượng hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ em mồ côi nói chung (hoàn cảnh gia đình/hoặc gia đình người chăm sóc thay thế thuộc hộ nghèo); trẻ em không nơi nương tựa/không có người nuôi dưỡng do những nguyên nhân khác (cha mẹ nuôi dưỡng mất khả năng lao động/hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù…).
Từ năm 2028, tiếp tục hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 và trẻ em mồ côi nói chung.
Quá trình thực hiện chương trình đảm bảo 100% trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid-19 và trẻ mồ côi do các nguyên nhân khác có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chưa được các tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ/đỡ đầu) tại địa bàn có “Mẹ đỡ đầu”. Đảm bảo 100% cơ sở Hội tham gia hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Tối thiểu, mỗi đơn vị (Hội LHPN xã/phường, Hội phụ nữ Công an, CLB Doanh nghiệp nữ) đăng ký nhận đỡ đầu ít nhất 01 trẻ mồ côi. Tùy điều kiện của địa phương, đơn vị, các cấp Hội có thể lựa chọn số lượng, đối tượng trẻ mồ côi và cách làm phù hợp để đỡ đầu.
Việc nhận đỡ đầu trẻ mồ côi được thực hiền theo cách thức, đỡ đầu trực tiếp: Là cán bộ Hội cơ sở, chi tổ, phụ nữ hoặc cá nhân tự nguyện nhận/đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà; tùy điều kiện, khả năng của các cá nhân/tổ chức (mẹ đỡ đầu) có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ phù hợp: Chăm sóc động viên tinh thần, tình cảm của trẻ, hướng dẫn/kèm cặp trẻ học tập tại nhà, hướng dẫn/giúp trẻ em việc nhà, cách tự chăm sóc bản thân; hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày, sinh hoạt phí, chi phí học tập, chi phí khám chữa bệnh, thăm hỏi, động viên (trực tiếp hoặc gián tiếp)… phù hợp với nhu cầu thực tế.
Đỡ đầu gián tiếp: Hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu thông qua Hội LHPN địa phương/người trực tiếp chăm sóc thay thế (hỗ trợ nguồn lực). Mẹ đỡ đầu và Chủ tịch/Chi hội trưởng Hội LHPN cấp cơ sở địa bàn Con sinh sống giữ mối liên hệ chặt chẽ trong suốt thời gian đỡ đầu.
Để chương trình mang lại hiệu quả cao và được đông đảo các cấp hội phụ nữ hưởng ứng, BTV Thị Hội yêu cầu các cấp Hội xây dựng kế hoạch hoặc văn bản cụ thể triển khai thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” theo chỉ đạo và hướng dẫn của BTV Hội LHPN thị xã. Rà soát, xác minh hoàn cảnh cụ thể của từng trẻ và lập danh sách theo thứ tự ưu tiên cần được đỡ đầu. Lập hồ sơ trẻ và mã hóa hồ sơ của từng trẻ.Tổ chức truyền thông, giới thiệu thông tin, nội dung Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tới toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ, các ngành, các cấp, các tổ chức, các cá nhân và toàn xã hội. Vận động, kêu gọi, hỗ trợ kết nối “Mẹ đỡ đầu” nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Chia sẻ các câu chuyện về “Mẹ đỡ đầu” và trẻ, kết quả thực hiện Chương trình; hình thành Fanpage của Chương trình. Tìm hiểu, xác minh, lựa chọn, điều phối “Mẹ đỡ đầu”, đảm bảo cân đối hài hòa giữa các trẻ. Tổ chức gặp gỡ, cam kết giữa “Mẹ đỡ đầu” với trẻ và gia đình trẻ, Hội LHPN cơ sở để thực hiện hoạt động đỡ đầu. Thành lập Câu lạc bộ “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”; tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, biểu dương điển hình các cặp “Mẹ đỡ đầu” và con; biểu dương, nghi nhận “Mẹ đỡ đầu” (sổ vàng ghi danh); tổ chức các hoạt động giao lưu Mẹ - Con, tổ chức cho các con tham gia trại hè, tổ chức tết yêu thương cho trẻ; biểu dương các em có thành tích học tập tốt hoặc có hoạt động mang lợi ích tích cực cho cộng đồng,…

Tác giả bài viết: Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay30,320
  • Tháng hiện tại695,829
  • Tổng lượt truy cập34,226,548
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây