Mệnh lệnh từ trái tim của người chiến sỹ Công an trong lũ
Thứ năm - 22/10/2020 16:21
Khi lũ về, nhiều người dân rơi vào cảnh khốn khó, nếu không kịp thời cứu giúp thì họ cũng chẳng còn gì, khi tất cả đều bị cơn “đại hồng thủy” cuốn trôi, nhấn chìm trong dòng lũ dữ. Cứu dân là mệnh lệnh trái tim thôi thúc mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an lao vào dòng lũ dữ để cứu người đã làm thắt lại những tình cảm của người chiến sỹ Công an với nhân dân trong khó khăn, hoạn nạn.
Cơn “đại hồng thủy” trong đêm 18 và sáng sớm ngày 19-10, dường như muốn nuốt chửng tất cả 10 xã vùng Nam thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. Tinh thần chống lũ mặc dù đã được người dân chuẩn bị từ trước, nhưng họ không nghĩ rằng chỉ trong một thời gian rất ngắn nước lũ dâng cao có nơi ngập đến 3m và thậm chí có nơi lên trên 5m, với những dòng nước đục ngàu chảy xiết từ cơn lũ lịch sử.
Một số người dân trong đỉnh lũ tại vùng Nam thị xã Ba Đồn, Quảng Bình khi mới được lực lượng Công an đưa ra khỏi dòng nước xiết nói “Dù đã biết qua dự báo thời tiết và chính quyền tuyên truyền kêu gọi di dời, chuẩn bị phòng, chống lũ lụt, bà con chúng tôi đã có sự chuẩn bị lương thực, nước uống nhưng tất cả đã chìm trong biển nước, tiếng kêu cứu của người dân ở nhiều nơi vang lên trong đêm tối khi chúng tôi chẳng còn chỗ để trú khi đỉnh lũ đổ về, lúc đó chỉ đợi phép màu nào đó".
Những tiếng kêu thất thanh cứ vang trong đêm tối đến số máy của Trưởng Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình khiến Thượng tá Lê Văn Hóa không thể ngồi yên. Trước điều kiện thời tiết diễn biến nhanh, phức tạp, đêm tối, mưa to, gió lớn và nước lũ trên sông Gianh chảy xiết, hệ thống thông tin liên lạc nhiều nơi đã bị mất, số người dân cần được cứu hộ nhiều. Nhiệm vụ cứu người được đặt lên hàng đầu, Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình đã huy động hằng trăm cán bộ, chiến sỹ sử dụng 03 xuống máy, lực lượng quân đội đã sử dụng 02 xuồng máy của không quản ngại nguy hiểm, vượt lũ dữ, nhanh chóng tiếp cận các khu vực ngập sâu di dời hơn 1.700 người dân vùng lũ đến nơi an toàn. Những mái nhà chỉ còn nhô lên khỏi biển nước chưa đến 1m, người dân từ kê lên thềm cao lại chuyển lên gác lửng (tra) và khi đến đỉnh lũ đến họ chỉ biết trèo lên nóc nhà để chờ cứu hộ. Những tiếng thét, kêu cứu giữa dòng nước lũ mênh mong với sự hy vọng ít ỏi. Như một sợi dây kết nối vô hình, bởi chính chỉ huy Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình trước đó đã yêu cầu Công an các xã vùng Nam khẩn cấp rà lại danh sách các hộ chưa được di dời, những khu vực còn người dân lại bám trụ với lũ đã bị ngập sâu cần cứu giúp. Trong khoảnh khắc “sinh tử” của những người trong tâm lũ, mệnh lệnh từ trái tim của người chỉ huy được truyền đến mỗi một cán bộ, chiến sỹ Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình cần cứu dân dù bất kỳ trong tình huống nào. Từ những tin nhắn, cuộc gọi nhờ cứu giúp đến chỉ huy Công an thị xã đã được chuyển đến các số máy khẩn cấp của Công an các xã vùng Nam để có phương án cứu dân. Trong đêm tối, những con thuyền chông chanh sóng dữ bám vào những dây điện tiếp cận đến nhà dân cần ứng cứu, không ai nói câu nào nhưng ai cũng biết để cứu được mỗi người dân ra tâm lũ đến nơi an toàn thì phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Như một phép màu, trong tâm lũ, hình ảnh của những cán bộ, chiến sỹ Công an đã kịp thời đưa hàng chục người dân bị nạn cần cấp cứu đến nơi an toàn. Trong đó có 1 em bé sơ sinh ở xã Quảng Hòa vùng bị ngập sâu hơn 1,5m và rất nhiều người già, tàn tật đến nơi an toàn, đưa 32 người bệnh trong đó có nhiều người dân bị gãy tay, chân, bị thương do mưa lũ gây ra đi cấp cứu, đưa 13 sản phụ chuyển dạ đến Bệnh viện trong điều kiện mưa lớn đang diễn ra. Với những điểm bị cô lập nhưng còn an toàn, Công an thị xã Ba Đồn đã hỗ trợ hơn 700 thùng mì tôm, 1.800 phong lương khô và hàng nghìn chai nước suối để giúp người dân cầm cự khi lũ rút. Thiếu tá Nguyễn Hồng Cổn – Trưởng Công an xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình cho biết, “Mấy ngày nay anh em thức trắng đêm, dầm mưa, vượt qua dòng nước xiết, gió lớn vào vùng rốn lũ cứu giúp dân, không anh em nào được chợp mắt, nước lũ cũng ngập cả trụ sở. Mặc dù gần như đã kiệt sức nhưng nghĩ đến bà con đang gồng mình chống chọi giữa thiên nhiên giữa dòng nước lũ không biết sống chết khi nào, anh em lại động viên nhau tiếp tục lên đường". Nhờ vậy, Công an xã Quảng Lộc đã giải cứu kịp thời ông Đinh Hữu Sinh (gần 90 tuổi, ở thôn Vĩnh Lộc), bị tai biến nằm trên giường nhà cấp bốn không thể di chuyển được và nếu chỉ chậm 5 phút nữa nước lũ lên thì không thể cứu được; cứu bà cụ Đinh Thị Mị (hơn 80 tuổi, thôn Vĩnh Lộc) vào lúc 1h30” sáng ngày 19-10 khi tâm lũ gần lên đỉnh điểm.
Giây phút gay cấn đến nghẹt thở khi những cán bộ, chiến sỹ Công an thị xã Ba Đồn cùng phối hợp đưa 03 nạn nhân bị nạn do gay tay, chân và xương sờn do mưa lũ trong sáng ngày 20-10 tại tâm lũ xã Quảng Thủy. Nạn nhân là bà Đinh Thị Xoài (59 tuổi, bị gãy chân), cháu Phạm Tường Vi (4 tuổi, bị gãy tay) và ông Nguyễn Hữu Thắng (55 tuổi, bị gãy xương sườn). Lực lượng Công an thị xã Ba Đồn đã tổ chức phương tiện ca nô và gần 10 cán bộ, chiến sỹ để ứng cứu. Vì địa bàn xã bị chia cắt bởi nước lũ, nên có những chỗ ngập sâu chỉ ca nô mới tiếp cận được, còn những chỗ nước rút cán bộ, chiến sỹ phải lội bộ, cõng nạn nhân và vận chuyển bằng bè chuối nhằm nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện. Sau gần 8 giờ đồng hồ, lực lượng Công an thị xã Ba Đồn đã đưa được 3 nạn nhân vào viện để chữa trị kịp thời. Những ngày mưa lũ, để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện giao thông qua lại, Công an thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo lực lượng CSGT chốt chặn 24/24h tại các điểm xung yếu, các tuyến đường ngập lụt, các khu vực nguy hiểm, các ngầm tràn để cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn, phân luồng giao thông, và cấm các các phương tiện qua lại khi không đảm bảo an toàn. Với những phương tiện bị bị kẹt do lũ không đi lại được, Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình đã giúp đỡ lương thực nước uống cho hơn 600 hành khách bị mắc kẹt do lũ lụt trên tuyến đường Quốc lộ 1A đoạn đi qua thị xã. Ngày 21-10, nước lũ rút, nhiều vùng bị cô lập giao thông bắt đầu có thể đi lại được, Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình huy động 100% cán bộ, chiến sỹ tiếp cận để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và giúp Nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là trước mắt tập trung giúp đỡ các trường học, trạm xá, những gia đình chính sách, già cả neo đơn, bệnh tật, khắc phục hậu quả lũ lụt để góp phần sớm ổn định cuộc sống. Thượng tá Lê Văn Hóa – Trưởng Công an thị xã Ba Đồn, Quảng Bình chia sẻ, rất nhiều gia đình của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mặc dù nhà ở cũng bị ngập sâu trong lũ, nhưng vì nhiệm vụ, vì nhân dân nên chỉ biết tập trung cứu dân trong hoạn nạn.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...