Lễ hội đình làng Phan Long

Thứ ba - 07/02/2023 12:15
Trong 2 ngày 05-06/02 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch), phường Ba Đồn long trọng tổ chức Lễ hội đình làng Phan Long. Đây là hoạt động thờ cúng truyền thống mỗi dịp đầu năm của người dân địa phương.
Nghi thức cúng tế tại đình làng
Nghi thức cúng tế tại đình làng
      Đình làng Phan Long là công trình văn hóa mang ý nghĩa lịch sử có niên đại hàng trăm năm, được xây dựng vào khoảng cuối thời Lê Trung Hưng (1533-1789). Kiến trúc của đình theo lối chữ công truyền thống gồm một đình chính 3 gian 2 chái, phía sau là đình hậu.
Đình làng Phan Long
Đình làng Phan Long
    Đình Làng Phan Long là nơi thờ Thành hoàng làng Nguyễn Đức Tuân và các vị tiên hiền, những người có công khai phá, bảo vệ và che chở cho dân làng trong lao động cũng như trong đời sống; là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và cũng là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của địa phương qua các thời kỳ. Đặc biệt sau cách mạng, đình là nơi làm việc của chính quyền mới, nơi hội họp của dân làng, nơi dân quân luyện tập. Mỗi năm người dân tế thành hoàng 2 lần vào tháng Giêng và tháng 8. Trong kháng chiến chống Mỹ, đình bị phá hủy hoàn toàn do bom đạn. Đến năm 2007, được phục dựng lại trên nền móng cũ và khánh thành vào tháng 2/2010. Ngày 6/7/2021, Đình được công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Thủy- Khu phố 1, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn chia sẻ: “Hằng năm vào dịp rằm tháng Giêng thì mọi tầng lớp nhân dân, tất cả các cơ quan, đoàn thể đều tụ họp về đây thực hiện các nghi lễ trong đình theo truyền thống từ xưa để lại, đó là nét đặc trưng và trân quý của Đình làng Phan Long Ba Đồn.”
Lãnh đạo phường Ba Đồn và bà con nhân dân thăp hương cúng thành hoàng làng
Lãnh đạo phường Ba Đồn và bà con nhân dân dâng hương tại đình làng.
     Lễ hội đình làng Phan Long được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch, đây là ngày hội lớn của người dân phường Ba Đồn, vào ngày này, con em địa phương sinh sống trên mọi miền của Tổ quốc và người dân phường Ba Đồn tụ họp về dâng lễ, dâng hương bày tỏ lòng thành kính của bản thân, gia đình, dòng họ để ghi nhớ công lao của các bậc tổ tiên.
    Lễ hội được diễn ra bao gồm phần lễ và phần hội. Lễ có 2 phần chính: phần thứ nhất là lễ Tế, được các cụ Chủ tế trong phường đọc văn tế, dâng rượu. Phần thứ hai là lễ Dâng hương, là lúc mà toàn thể lãnh đạo, cán bộ và nhân dân địa phương bày tỏ lòng thành kính của mình với ông tổ Nguyễn Đức Tuân, các vị tổ nghề...
Ông Nguyễn Quyết Thắng- Khu phố 4, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn chia sẻ: “Bản thân tôi thường xuyên tham gia vào lễ hội đình làng và cổ vũ, động viên cho các đội ở khu phố tham gia. Tôi thấy bản sắc văn hóa dân tộc ở lễ hội đình làng Phan Long rất có ý nghĩa và mong muốn lễ hội được duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo.”
Các đội thi đấu kéo co ở phần hội
Các đội thi đấu kéo co ở phần hội.
    Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, chơi cờ thẻ, bóng chuyền... và các tiết mục văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu, phong phú về thể loại, với chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quê hương đất nước và mùa Xuân đã thu hút đông đảo người dân địa phương đến xem và cổ vũ.
Tổ chức đánh cờ thẻ ở sân đình Phan Long trong những ngày đầu xuân
Tổ chức đánh cờ thẻ ở sân đình Phan Long.
     Ông Trần Việt Châu, Chủ tịch UBND phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn cho biết: “Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong phường và con em quê hương ở khắp mọi nơi về tham dự. Lễ hội không chỉ thể hiện mong ước những điều tốt đẹp sẽ diễn ra, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương trong sinh hoạt văn hoá. Những năm tới, phường Ba Đồn sẽ tiếp tục phát huy và duy trì tổ chức Lễ hội đình làng Phan Long dịp đầu năm để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.”
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ nhiệt tình
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ nhiệt tình
      Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của lớp người đi sau đối với những người đi trước, đồng thời giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tô điểm thêm nét đẹp văn hóa quê hương...

Tác giả bài viết: Hải Long - Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch phát thanh hàng ngày

- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7): + Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã. + Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình; + Từ 6h00 phút đến...

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay6,126
  • Tháng hiện tại1,184,312
  • Tổng lượt truy cập42,329,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây