T.X Ba Đồn: Phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân
Thứ năm - 19/10/2023 13:21
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), T.X Ba Đồn đã xây dựng được nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP, những sản phẩm này không chỉ mang đặc trưng riêng của địa phương mà còn mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phường Quảng Long vốn nổi tiếng với nghề truyền thống làm nem chua, trước đây, sản phẩm làm ra cũng chỉ mang ra chợ bán. Dù làm ngon, đẹp mắt thì cũng chỉ những người trong vùng biết vì lúc đó chưa có thương hiệu riêng, chưa có địa chỉ để khách hàng đặt mua. Nhưng từ cuối năm 2021, cơ sở sản xuất nem chua Minh Dượng, TDP Thủy Sơn, phường Quảng Long được công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao thì lượng khách hàng đặt mua nem chua tăng vọt, nhất là vào dịp cuối năm. Chị Trần Thị Minh, chủ cơ sơ sản xuất nem chua Minh Dượng chia sẻ, trước đây gia đình chỉ tận dụng nhân lực trong nhà để gói nem bán, gói bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, gia đình phải thuê thêm 6-7 người làm, đặc biệt là vào dịp Tết thuê hơn 30 người (với mức lương 4-5,5 triệu/tháng) thì mới kịp gói nem cung ứng cho thị trường. Với giá bán ngày thường 3.000 đồng/cái, ngày Tết dao động từ 3.500-4.000 đồng/cái, mỗi năm ước tính, cơ sở của chị bán ra thị trường khoảng gần 600 nghìn cái nem, mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình. Sau thành công từ sản phẩm nem chua, sản phẩm chả lụa Đà Điểu của chị Minh cũng đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Với mong muốn các sản phẩm làm ra được người tiêu dùng đón nhận và trở thành món ăn đặc trưng riêng của địa phương nên cơ sở sản xuất nem chua Minh Dượng luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Sau nhiều nỗ lực phát triển và xây dựng thương hiệu, đến nay, sản phẩm đũa gỗ của HTX sản xuất đũa gỗ Quảng Thủy được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Năm 2021, được công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao, anh Lê Thanh Triển, giám đốc HTX sản xuất đũa gỗ Quảng Thủy đã đầu tư mở rộng quy mô xưởng sản xuất, đầu tư thêm máy móc, thuê thêm nhân công. Hiện xưởng của anh đang tạo công ăn việc làm ổn định chi 20 lao động thường xuyên với mức lương từ 4,5-6 triệu đồng/tháng. Mỗi năm, HTX sản xuất đũa gỗ Quảng Thủy cung cấp ra thị trường hơn 1 triệu đôi đũa với doanh thu thu về từ 6,5-7 tỷ đồng. Anh Triển tâm sự, khi có ý tưởng thành lập HTX sản xuất đũa gỗ, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về vốn và thị trường tiêu thụ. Bằng nghị lực, sự quyết tâm và sự hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương anh Triển đã mạnh dạn bắt tay vào sản xuất. Đặc biệt, khi sản phẩm đũa gỗ được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao, đây được xem như “bệ phóng” để đưa thương hiệu sản phẩm của anh ra thị trường. Cùng với sự quảng bá và chất lượng tốt, sản phẩm đũa gỗ đã chinh phục được người tiêu dùng, anh cũng đã liên kết với các đơn vị để đưa sản phẩm ra nước ngoài, cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác. Ngoài 2 sản phẩm kể trên, thị xã Ba Đồn còn có 09 sản phẩm khác được công nhận sản phẩm OCOP như: tỏi sạch Ba Đồn; nước mắm, ruốc Nhân Thọ; nón lá Quảng Hải; gạo sạch Quảng Hòa… Ông Nguyễn Văn Ninh-Phó chủ tịch UBND T.X Ba Đồn cho biết. Mục tiêu của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn T.X Ba Đồn đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ sang tập trung hàng hóa, từ đó, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Trong thời gian tới, T.X Ba Đồn tiếp tục xây dựng đề án hướng đến xây dựng thương hiệu OCOP cho các sản phẩm như: sợi bột cháo canh Quảng Lộc; Dưa lưới Quảng Thuận; nước chấm Giam Hạm Quảng Văn; bánh đa nướng Quảng Lộc; ram Ba Đồn… Để chương trình OCOP ngày càng phát huy được hiệu quả, thời gian tới, các ngành chức năng của địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con trong việc chuyển đổi hình thức sản xuất từ nhỏ lẻ, thủ công sang sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, chú trọng khâu chăm sóc, đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Buổi sáng (từ thứ 3 đến thứ 7):
+ Từ 5h10 phút đến 5h30 phút: Phát lại chương trình truyền thanh chiều hôm trước của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã.
+ Từ 5h30 phút đến 6h00 phút: Tiếp âm Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình;
+ Từ 6h00 phút đến...