Thị xã Ba Đồn: việc tăng cường thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ tư - 17/04/2024 18:41
Theo tổng hợp của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Bình tổng lượng mưa 3 tháng đầu năm 2024 thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), nền nhiệt độ cao hơn TBNN từ 1,4-1,7oC. Nắng nóng đặc biệt gay gắt (trên 39oC) xuất hiện sớm hơn mọi năm (đầu tháng 4 đã xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt trên diện rộng). Theo dự báo của cơ quan chuyên môn về khí tượng thủy văn, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn TBNN, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn TBNN.
Thị xã Ba Đồn: việc tăng cường thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 11/4/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; để chủ động phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất và đời sống sinh hoạt của Nhân dân, UBND thị xã yêu cầu các đơn vị và địa phương khẩn trương thực hiện một số nội dung như: Các Phòng, ban, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 145/UBND-KT ngày 23/01/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 11/4/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác.
 UBND các xã, phường theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình để chủ động xây dựng, triển khai ngay phương án tích nước các hồ chứa thủy lợi do địa phương quản lý. Tổ chức phát động phong trào “Toàn dân làm thuỷ lợi” để tôn cao bờ vùng, bờ thửa, đắp chặn các kênh rạch nội đồng, ao hồ tự nhiên để trữ nước; nạo vét, đắp bịt các lỗ rò rỉ trên kênh mương; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc lấy nước để đảm bảo tưới tiết kiệm, hạn chế thất thoát nước gây thiếu nước cho các địa phương cuối nguồn.
Phối hợp với các Chi nhánh thủy nông điều tiết nước tưới đảm bảo tiết kiệm nước, áp dụng hình thức tưới luân phiên tránh lãng phí nước, gây ngập úng tại vùng đầu kênh, khô hạn vùng cuối kênh. Phối hợp với các Chi nhánh thủy nông để bố trí lực lượng của địa phương tham gia trực tại các điểm đấu nối chính nhằm kiểm soát việc điều tiết nước, hạn chế việc lấy nước tùy tiện và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ, thực hiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước để đảm bảo nước phục vụ dân sinh và sản xuất.
Vận hành các cống ngăn mặn giữ ngọt trên địa bàn mình quản lý đảm bảo quy trình và kiên quyết không để xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn và rò rỉ, thất thoát nước.
Các địa phương chủ động chuẩn bị các trang, thiết bị cần thiết như: các máy bơm dã chiến; nhân lực và kinh phí để sẵn sàng triển khai thực hiện các phương án chống hạn đã xây dựng khi xảy ra hạn hán.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng các giống trung ngày, ngắn ngày, giống chịu hạn, giảm tối đa việc sử dụng giống ngắn ngày để tiết kiệm nước, chi phí và rủi ro trong sản xuất. Tập trung chuyển đổi sang cây trồng cạn, cây ít sử dụng nước, cây trồng có tính chịu hạn cao.
Vận động nhân dân đổ rác đúng nơi quy định, không đổ, xả rác vào hệ thống kênh mương và công trình thủy lợi. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để chỉ đạo điều tiết nước phù hợp; cập nhật tình hình nguồn nước, diện tích hạn hán, thiếu nước tưới, xâm nhập mặn báo cáo về UBND thị xã (qua Phòng Kinh tế) trước ngày 25 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.
Tập trung duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn được giao quản lý trên địa bàn; chủ động nạo vét kênh mương, hồ chứa nước để khôi phục khả năng trữ nước; rà soát các địa bàn dân cư có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, trên cơ sở đó, xây dựng phương án đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân. Khi xảy ra nguy cơ thiếu nước sinh hoạt phải thực hiện các biện pháp cấp nước, không để ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân do thiếu nước (chủ động hỗ trợ thiết bị lọc nước, chứa nước, sử dụng các phương tiện lưu động chuyên chở nước cung cấp cho người dân,...).
Phòng Kinh tế thị xã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông thị xã, UBND các xã, phường (thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở) và các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước.
Phối hợp các địa phương, các chi nhánh thủy nông kiểm tra, rà soát, xác định diện tích tưới của từng công trình thuỷ lợi, từng xứ đồng để xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thực tế.
Tổng hợp kế hoạch tích,trữ nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kinh phí chống hạn báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các chi nhánh thủy nông trong việc tích, trữ nước chống hạn và công tác chuyển đổi kịp thời, hiệu quả.
Các chi nhánh thủy nông, thực hiện nghiêm các nội dung đã được quán triệt tại Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 11/4/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường thực hiện các biện pháp tích trữ nước, phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
Rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, kiến nghị điều chỉnh quy trình vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; chủ động nạo vét kênh mương, hồ chứa nước để khôi phục khả năng trữ nước. Sẵn sàng lắp đặt các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước trong các ao, hồ, sông, suối để tưới, giữ nước trong hồ chứa cho cuối vụ Hè Thu; trong trường hợp cấp thiết đề nghị tạo điều kiện xả nước xuống các trục kênh chính như Hói Trường, Kênh Kịa, Hói Cụt để các địa phương bơm tưới chống hạn.
Phối hợp chặt chẽ với các địa phương và phân công trực ở các cống điều tiết để giao nhận nước tưới đúng theo lịch tưới, sử dụng nước tiết kiệm hợp lý, giảm thất thoát lãng phí nước.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã, phối hợp với Phòng Kinh tế và các địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết và đặc điểm của từng địa phương.
Các phòng, ban, đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng quy định.

Tác giả bài viết: Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN WEBSITE BADONTV.VN - TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ XÃ BA ĐỒN

Địa chỉ Website: badontv.vn Tên gọi: BĐRT (BaDon Radio Television) Trang thông tin điện tử tổng hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (Trung tâm VH-TT&TT) thị xã Ba Đồn. Tôn chỉ, mục đích: Website được xây dựng, hoạt động nhằm đăng tải, lưu trữ các văn bản bao gồm tin tức, sự kiện,...

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay8,355
  • Tháng hiện tại860,913
  • Tổng lượt truy cập38,776,584
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây