Hiệu quả từ mô hình đan bèo lục bình ở thị xã Ba Đồn

Thứ năm - 11/04/2024 16:39
Chỉ với nguyên liệu chính là thân cây bèo lục bình hay còn gọi là bèo tây, qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công ở thị xã Ba Đồn, cây bèo đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Nghề đan bèo lục bình mang lại nguồn thu nhập cho chị em phụ nữ
Nghề đan bèo lục bình mang lại nguồn thu nhập cho chị em phụ nữ
Qua hơn 5 năm chuyển đổi từ nghề chằm nón, đan rỗ rá sang làm nghề đan bèo lục bình, bà Mai Thị Loan ở thôn Trung Thượng, xã Quảng Sơn đã tìm hiểu và đúc rút được nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm nghề. Bà đã kêu gọi, tập hợp 15 chị em trong thôn thành lập Tổ liên kết phụ nữ Trung Thượng, hỗ trợ nhau làm nghề. Nghề đan bèo lục bình làm vào những lúc nhàn rỗi trong ngày, không mất nhiều sức lao động nhưng thu nhập ổn định và có vốn để mua thêm cây, con giống. Nhờ vậy, kinh tế gia đình của các chị em ngày một phát triển.
Bà Mai Thị Loan, người dân thôn Trung Thượng, xã Quảng Sơn, chia sẻ: Thu nhập của bản thân từ là 2,5 -3 triệu đồng/tháng thì đó là cũng là một cái mức thu nhập mà so với là những người lớn tuổi và sức khỏe yếu như tôi thì cảm thấy đó là cũng là được rồi, ngoài ra, mình đang còn có cái thời gian để rồi sản xuất đồng ruộng, sản xuất chăn nuôi và các việc khác nữ.
Tận dụng thời gian nông nhàn, hơn 30 chị em ở Tổ liên kết phụ nữ Diên Trường, xã Quảng Sơn đã khéo léo làm ra những sản phẩm mỹ nghệ hết sức độc đáo từ bèo lục bình để bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung bình cứ 1kg bèo lục bình khô lấy từ đại lý thu mua có giá hơn 21.000 đồng, những người thợ đan được khoảng 7 sản phẩm mỗi ngày, bán sỉ lại cho đại lý. Sau khi từ chi phí, thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Chị Đoàn Thị Thu, thôn Diên Trường, xã Quảng Sơn, cho biết: Cái mẫu tự đi học cho nên chúng tôi mong muốn là để có một cái lớp tập huấn để làm thuận tiện và dễ dàng hơn. Cây lục bình ở giữa mình thì nhiều lắm, nhưng mà về cái mùa này thôi chứ còn cái mùa mùa đông hắn nhiều mà tốt nhưng nắng không có, chúng tôi mong muốn có một cái máy sấy mong cấp trên giúp cho chúng tôi cái nguồn vốn vay để là chúng tôi là mua cái máy sấy.
Từ loài cây thủy sinh mọc trên ao hồ, qua những bàn tay khéo léo của những chị em phụ nữ, các sản phẩm như giỏ xách, thùng vuông, rổ, chậu hoa... đã được thịnh hành và được khách hàng ưu chuộng. Việc tận dụng cây bèo lục bình để sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các chị em phụ nữ xã Quảng Sơn đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Khi thấy mô hình hay, phù hợp với chị em phụ nữ, Hội LHPN thị xã Ba Đồn phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thị xã mở các lớp học nghề cho các chi hội phụ nữ của các xã, phường trên địa bàn. Hiện mô hình đã được nhân rộng tại các địa phương, như: Quảng Sơn, Quảng Văn, Quảng Phúc, Quảng Hải..., giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nhãn rỗi ở địa phương. Nhiều chị em sau khi học, tiếp tục truyền nghề cho người thân trong gia đình nên số hộ dân tham gia ngày càng đông.
Bà Trần Thị Hường, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Ba Đồn, nói thêm: Mô hình đan các cái sản phẩm từ bèo Lục bình tôi thấy rất là phù hợp với sự tham gia của chị em ở nhiều độ tuổi, đồng thời có thu nhập rất là ổn định. Chính vì lẽ đó thì Hội phụ nữ thị xã cũng đã chỉ đạo các cơ sở hội trong toàn thị xã là đẩy mạnh các cái hoạt động tuyên truyền, vận động chị em, đặc biệt đó là chuyển đổi một số ngành nghề như đan lát thủ công, chuyển đổi sang đan các cái sản phẩm từ bèo lục bình và thời gian tới Hội phụ nữ thị xã là sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội thành lập các cái tổ liên kết và tuyên truyền, vận động chị em phát triển cái ngành nghề này.
Từ những tín hiệu tích cực của nghề đan bèo lục bình, trong thời gian tới, Hội LHPN thị xã Ba Đồn tiếp tục phối hợp, lồng ghép các chương trình dự án thực hiện thêm nhiều hoạt động, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh từ nghề đan bèo lục bình để chị em vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên quê hương mình.

Tác giả bài viết: Hồng Sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay3,947
  • Tháng hiện tại596,908
  • Tổng lượt truy cập40,116,697
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây