Thị xã Ba Đồn tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024

Thứ ba - 16/01/2024 09:06
       Nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024, các ngành chức năng của thị xã Ba Đồn sẽ tăng cường kiểm tra liên ngành từ tuyến thị xã đến các xã, phường về các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội Xuân năm 2024.
Thị xã Ba Đồn tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết nguyên đán giáp thìn 2024
Thị xã Ba Đồn tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết nguyên đán giáp thìn 2024
    Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2024 cũng cần được tăng cường bởi đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết kéo dài, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống phục vụ liên hoan, tổng kết, phục vụ mùa Lễ hội, du lịch đầu năm cũng tăng cao, kèm theo nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm; Kế hoạch của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Để tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, khỏe mạnh, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm thị xã Ba Đồn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã.
     Theo đó, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền cho người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình, người tiêu dùng thực phẩm, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn, cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng, không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.
     Từ 28/12/2023 đến hết 20/3/2024, thị xã sẽ đẩy mạnh hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn thị xã. Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ Hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v...và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo 8 trách nhiệm phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý; đồng thời chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm thị xã và các địa phương tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023 đối với Ủy ban nhân dân/Ban Chỉ đạo an toàn thực của cấp xã, phường. Đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm: Các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác kiểm tra.
     Bên cạnh đó, Đoàn liên ngành của thị xã sẽ kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống về việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; trong đó chú trọng kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm... Trong quá trình kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ). Giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018. Kiểm tra nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn. Về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Quyết định số 1390/QĐ-BCT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định và lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.
     Các Đoàn Kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn của tuyến trên căn cứ vào tính chất vụ việc và thẩm quyền để xử lý hoặc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho UBND địa phương nơi có cơ sở được kiểm tra đóng trên địa bàn để xử lý theo quy định. Qua đó bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
 

Tác giả bài viết: Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay36,686
  • Tháng hiện tại898,560
  • Tổng lượt truy cập34,429,279
SĐT nhận cung cấp thông tin
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây